ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TỚI CÂY TRỒNG?

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TỚI CÂY TRỒNG?

1. N (Đạm) thuộc nhóm đa lượng, là hợp chất hữu cơ cấu tạo nên diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống. Thiếu N cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, giảm năng suất, giảm số hoa, chống rụng kém.Tuy nhiên, bón dư đạm sẽ làm cho cây phát triển quá nhanh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép, dễ rụng, nhiều sâu bệnh, chất lượng nông sản giảm, không hiệu quả kinh tế.

2. P2O5 (Lân) thuộc nhóm đa lượng, là thành phần của protein, axit nucleic, aminoaxit, coenzyme NAP, nhiễm sắt thể. Trung tâm trao đổi năng lượng. Giữ vai trò phân chia tế bào, kích thích ra rễ, tạo mầm hoa, phát triển hạt, quả. Thiếu P rễ chụm lại, cây còi cọc, lá xanh đậm, thân yếu, ít hoa, trái nhỏ, chin chậm.

3. K2O (Kali) Thuộc nhóm đa lượng, hoạt hóa enzyme kích thích quang hợp tạo vật chất hữu cơ cho cây, tổng hợp và vận chuyển hydrocacbon, protein, chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường, gia tăng kích thước trái, hạt. Điều phối hoạt động của khí khổng, tăng thẩm thấu và điều chỉnh PH cho tế bào cây. Thiếu K mép lá úa vàng, chóp lá chuyển nâu. Cây còi cọc, thân yếu, hoa rụng nhiều. Còn dư thừa ở mức cao sẽ ngăn cản sự hút nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng gây tác động xấu đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây trồng.

4. Ca (Canxi) thuộc nhóm trung lượng, là thành phần chính của màng tế bào, giúp màng vũng chắc, ổn định phân chia tế bào, phân chia nhiễm sắt thể. Hoạt hóa các enzyme quan trọng, tham gia giải độc axit hữu cơ tế bào thực vật. Thiếu Canxi thân yếu,, lá non biến dạng, hoa rụng sớm, cổ rễ thường bị gãy, cây thường bị thui đọt. Ca giúp vận chuyển dinh dưỡng đến vùng chóp rễ , giúp rễ hút dinh dưỡng dể dàng hơn.

5. Mg (Magiê) thuộc nhóm trung lượng, là thành phần chính của diệp lục tố, giữ vai trò cực kỳ quan trọng cho quá trình quan hợp tạo chất hữu cơ cho cây, chuyển hóa các hydrocacbon và tổng hợp protrin. Giúp vận chuyển đường, lân cho cây. Thiếu Mg lá bị thiếu diệp lục tố, tạo nên nhiều vệt sang trắng trên bề mặt lá. Lá nhỏ, giòn, dễ gãy, mép lá cong lên như mạng thuyền,. Cành nhánh yếu, dễ gãy, lá rụng sớm. Nấm bệnh dễ tấn công.

6. S (Lưu huỳnh) thuộc nhóm trung lượng, là thành phần của axit amin, trao đổi vitamin, coenzyme. Giúp cấu trúc protein vững chắc. Thiếu S hoa ít, chồi ít, kém phát triển, lá vàng nhạt. Năng suất giảm sút. Thừa lưu huỳnh thì cây có thể bị cháy lá hoặc lá nhỏ.

7. Cu (Đồng) thuộc nhóm vi lượng, là thành phần của men cytochrme oxydase, enzyme ascorbic, lactase, axit axidase, phenolase. Cu cực kỳ quan trọng tham gia vào rất nhiều phản ứng sinh hóa trong cây. Xúc tiến hình thành nhiều loại vitamin. Phun Cu, sát khuẩn bề mặt, tiêu trừ nhiều vi khuẩn và nấm phổ rộng. Thiếu Cu, cây có múi bị chết đen đỉnh sinh trưởng, quả có nhiều đốm nâu. Năng suất giảm.

8. Fe (Sắt) thuộc nhóm vi lượng, là thành phần chủ yếu của nhiều enzyme, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa axit nucleic. Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất diệp lục. Trên cây lúa, sử dụng chelate sắt góp phần tăng năng suất >10%. Thiếu sắt, đỉnh sinh trưởng bị thui, đen. Gân lá bị vàng.

9. Zn (Kẽm) thuộc nhóm vi lượng, là thành phần thiết yếu của men metalloenzymescarbonic, anhydrase, anxohol dhdrogennase. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic, protein. Tổng hợp axit indolacetic. Tăng cường hấp thụ P và N. Thiếu kẽm, lá úa có nhiều sọc vàng, trắng. Kẽm mẫn cảm mạnh với bắp, lúa, cây có múi.

10.Mn (Mangan) thuộc nhóm vi lượng, là thành phần của pyruvate carboxylase. Hoạt hóa các enzymes liên quan đến chuyển hóa đạm tổng hợp diệp lục tố. Mangan kiểm soát quá trình oxy hóa trong các pha sáng – tối trong nội bào. Kẽm tham gia vào vấn đề quyết định vấn đề hô hấp của cây. Thiếu Mangan, cuốn non bị úa vàng, gân lá bị hoại tử, vàng úa.

11.B (Borom) thuộc nhóm vi lượng, là chất có khả năng tạo phức với các hợp chất Polyhydroxy, tạo tính thẩm thấu cho tế bào, giúp vận chuyển hydrocarbon được dễ dàng hơn. Điều tiết K/Ca trong cây, tổng hợp protein, ligin, phân chia tế bào, giúp tăng đậu quả, xúc tiến ra hoava2 chống rụng hoa. Thiếu Bo hoa không hình thành, rễ còi cọc, lá cong như mạng thuyền, lá giòn dễ gãy.

12.SiO2 (Oxit Silic) thuộc nhóm vi lượng, là thành phần cấu tạo lên ligine, giúp mô cứng cáp, cân đối tỉ lệ K/Ca. Thúc đẩy quá trình quang hợp. Giúp cây cứng cáp, chống đổ ngã. Thiếu Si cây yếu, dễ gãy, ngã. Trái mau rụng, vỏ trái có nhiều vết sần.

13. Co (Coban) thuộc nhóm siêu vi lượng, là thành phần xúc tác cho nhiều phản ứng sinh hóa của cây. Liên quan đến quá trình khử Nitate và tổng hợp đạm. Thiếu Co gân lá bị hoại tử, đọt non bị vàng.

14. Mo (Molypden) thuộc nhóm siêu vi lượng, là thành phần của men khử nitrate và nitrogenase. Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây. Rất cần thiết cho vi khuẩn Rhizobium cố  định đạm của cây họ đâu. Thiếu Mo gân lá bị hoại tử nhiều, mép là bị gập lại, mô bị hoại tử nhiều, năng suất kém.

15. NAA (Naphthalenne acetic acid) thuộc nhóm điều hòa tăng trưởng, giúp tăng trọng lượng trái, chống rụng hoa, rụng trái non, bộ rể phát triển mạnh, gia tăng khả năng hút dinh dưỡng của rễ, tạo trái không hạt, rút ngắn thời gian giâm – chết cành.

16. GA3 (Gibberellic acide) thuộc nhóm điều hòa tăng trưởng, kích thích nảy mầm, vươn lóng, kích thích ra nhiều lá, lá to, gia tăng số bông, bông lớn nhiều trái, phì trái nhanh, trái lớn, hạn chế nứt trái, phá vỡ hiện tượng ngủ nghỉ của hạt.

17. Nitro thơm thuộc nhóm điều hòa tăng trưởng,kéo dài ống phấn, tăng khả năng hấp thụ K, Mg, Ca >20%. Quang hợp mạnh, điều tiết hoạt động của khí khổng, chống rụng trái, trái lớn nhanh, chống lão háo tế bào, vách tế bào dày, chống dập nát khi va chạm.

Chat hỗ trợ
Chat ngay